Đăng bởi Để lại phản hồi

In lụa là gì?

Xưởng sản xuất In áo thun, may áo thun đồng phục

Nguyên lý kỹ thuật

In lụa là một phương pháp in công nghiệp, in số lượng lớn với 3 ưu điểm :chi phí thấp, tốc độ nhanh & chất lượng tốt nhất.

Nguyên lý cơ bản của in lụa là dựa theo thiết kế in, thợ in sẽ tạo hình ra một chế bản in | Khuôn in duy nhất, sử dụng một loại mực in chuyên dụng phù hợp với vật liệu cần in. Mực in này được đổ lên khuôn in, thợ in dùng dao gạt mực để ép mực đi qua khuôn in và bám lên vật liệu cần in. Áo Thun Nha Trang có lợi thế mạnh về in lụa trên vải, nên bài viết này sẽ bàn nhiều hơn về các kỹ thuật in trên vải.

2 thành phần cơ bản phải có để in lụa:

1.Chế bản in | Khuôn in : Được tạo hình theo thiết kế in, mỗi một màu in sẽ cần một khuôn in riêng biệt, loại keo để làm chế bản khuôn in này cũng phải là loại keo có thể chịu được độ ăn mòn của mực in, nghĩa là phải chọn loại keo phù hợp với loại mực cần in để có thể giữ được bản in ổn định cho đến khi hoàn thành đơn hàng in. Mặt khác, có nhiều loại lụa chỉ số khác nhau, ví dụ : in vải hoặc chi tiết lớn thì dùng lụa thưa , in giấy hoặc chi tiết nhỏ dùng lụa mịn…..

Chế bản in – Khung lụa gỗ, lụa được căng lên khung bằng keo dán hoặc ghim, tráng keo cảm quang và chụp bản để có khuôn in

2.Mực in : Phải lựa chọn loại mực phù hợp với chất liệu in(Giấy, nhựa, vải, kim loại, cao su….), vì mỗi loại mực in sản xuất ra đều được tính toán sẽ tương thích cho một vài loại vật liệu in nhất định.

Mực in lụa – Được pha trộn cốt màu & keo chuyên dụng cho vật liệu cần in

4 công đoạn để tạo ra sản phẩm in lụa:

1.Tách màu in | Out Film : Thiết kế in được phân tách ra thành các kênh màu riêng biệt, để có thể chụp bản , làm chế bản in | khuôn in. Mỗi một kênh |màu in sẽ được in ra thành một tấm phim (film), bản thân tấm phim thì có độ trong, nhưng các họa tiết cần in thì lại là màu đen tuyền.

2.Chụp bản in : là công đoạn chế tạo ra Khuôn in hay còn gọi là chế bản in, bằng cách tráng keo cảm quang lên khung lụa, kết hợp với tấm phim có tác dụng ngăn cản ánh sáng tiếp xúc với keo cảm

quang , chỗ nào họa tiết đen thì ánh sáng không xuyên qua được, keo cảm quang không phản ứng nên sẽ mềm , ngược lại thì keo sẽ đóng rắn . Do đó khi ta xịt rửa khuôn in bằng nước, phần họa tiết in sẽ tan keo tạo ra khuôn in và cho phép mực in đi qua .NGược lại phần keo đóng rắn sẽ ngăn cản mực in .

3.Tiến hành In: Công đoạn này thợ in sẽ tính toán và sắp xếp vật liệu in theo một cữ in nhất định , để đảm bảo hình in lên đúng vị trí cần in. Mực in sẽ được pha chế màu sao cho đúng với thiết kế, kiểm tra và bổ sung các phụ gia để tạo độ bền bám trên vật liệu in. Sau khi kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan, thì bước in mới là bước sau cùng, mực in được đổ lên khuôn và thợ in tiến hành gạt mực in đi qua khung lụa để bám lên bề mặt sản phẩm.

4.Phơi – Sấy: Mực in xong có thể để phơi khô, hoặc sấy để đóng rắn hoàn toàn, sản phẩm có thể có thêm các bước sau in như : Đóng gói, cắt bế, kiểm hàng lỗi …..trước khi bàn giao cho khách hàng.

Phân biệt in lụa với các kỹ thuật in khác ?

Về mặt nguyên lý thì in lụa là tương tự với in offset (một kỹ thuật in giấy công nghiệp với 4 hệ màu CMYK), nhưng in lụa sẽ khác với in phun kỹ thuật số (Mã hóa bản in và dùng đầu in phun mực theo tọa độ qua vật liệu), in laser (Mã hóa bản in , quét tia laser  ion hóa lên trục lô in ,sử dụng trục lô cán mực qua vật liệu)

Vậy ta sẽ chỉ so sánh Ưu Nhược điểm của in lụa so với các kỹ thuật in phun kỹ thuật số và in laser:

Ứng dụng thực tế của in lụa

1.In giấy : Trước khi các công nghệ in phun và laser phổ biến đại trà, thì in lụa là “trùm” thiệp cưới, tờ rơi, nhãn hàng, tem decal, card visit…. Hiện tại in giấy đã bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi in offset, in phun, in laser , tương lai không xa thì in lụa giấy sẽ trở thành dĩ vãng.

2.In túi shop: Đặc thù túi shop là chất liệu nhựa dẻo, nên cần một loại mực ăn mòn để có thể bám bền trên chất liệu này, ngách hàng này vẫn có nhu cầu số lượng ít bởi các shop hàng, cửa hàng . Nên về số lượng lớn có thể in lụa sẽ khó cạnh tranh với các chuyền sản xuất trọn gói (từ cắt bế – dán hàn – in ), số lượng ít ( <50kg) thì vẫn còn nhu cầu nhiều.

3.In bo mạch: Bo mạch điện tử sẽ được in phủ keo, rồi mới đem nhúng bể dung dịch ăn mòn, phần tráng phủ sẽ còn lại mạch đồng, phần không tráng phủ sẽ bị ăn mòn , tạo thành sơ đồ mạch đồng kết nối điện tử. Ngách hàng đặc thù này lại mang tính công nghiệp, nên đòi hỏi số lượng cực lớn, thiết bị cũng yêu cầu tính công nghiệp và chất lượng hoàn thiện cao hơn là in lụa thủ công. Với số lượng ít thì lại có các phương án khác cạnh tranh hơn (Dán ủi mạch in bằng mực in laser)

4.In chai nhựa, thùng nhựa, ly nhựa : Với các loại vật liệu hình dáng đặc thù thì khuôn in, bàn in có thể được chế tạo riêng theo phương pháp in trục lăn . Đặc thù sản phẩm là các thùng đựng sơn, ly trà sữa, ly giấy ….số lượng thường khá lớn nên đa phần sẽ nghiêng về chuyền công nghiệp , in lụa thủ công chỉ phục vụ số lượng nhỏ.

5.In vải: Vải may là loại vật liệu có sự đa dạng về chất liệu và cả quy cách may, nên riêng đối với mảng in vải thì mực in, phương pháp in cũng khá đa dạng . Đây là mảng in khá rộng , vì đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường, tuy nhiên theo đà phát triển công nghệ kỹ thuật in phun , thì in lụa vải sẽ phải nhường lại phần lớn phân khúc sản phẩm cho in phun và các phương pháp in máy (dự đoán phải là 40% phân khúc sản phẩm hình in, đạt đỉnh năm 2030 ), về năng suất thì vẫn không bằng phương pháp in lụa , nhưng bù lại các phương pháp in phun có tính cơ động – Đa dạng mẫu mã -Phục vụ số lượng ít.

Để lại một bình luận